Card đồ họa OC là gì? Người dùng có nên mua nó thay vì card NON OC ?

Card đồ họa OC là gì? Người dùng có nên mua nó thay vì card NON OC ?

16:50 - 15/10/2020

Nên mua card đồ họa OC hay NON OC là chủ đề mà nhiều người dùng tranh luận nhưng vẫn không có hồi kết vì người dùng rất khó khăn để đưa ra quyết định. Câu trả lời cho câu hỏi này không đơn giản vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ một card đồ họa có GPU ép xung và không ép xung.

Nên mua card đồ họa OC hay NON OC là chủ đề mà nhiều người dùng tranh luận nhưng vẫn không có hồi kết vì người dùng rất khó khăn để đưa ra quyết định. Câu trả lời cho câu hỏi này không đơn giản vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ một card đồ họa có GPU ép xung và không ép xung.

card đồ họa OC

Ép xung GPU là gì?

Ép xung GPU hay còn gọi là Overclock GPU là việc người dùng đẩy card màn hình của mình chạy được ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn của nó để tăng sức mạnh của thẻ đồ họa. Từ đó người dùng có những trải nghiệm về giải trí hay làm việc mượt mà hơn. Ngày nay các nhà sản xuất bộ vi xử lý và card đồ họa đã coi trọng 'khả năng ép xung' cao như một tính năng và trong quá trình sử dụng nó để bán các sản phẩm hướng đến người đam mê với giá cao.

Hầu hết các dòng card đồ họa đời mới có nhiều thiết kế dành riêng cho ép xung, tăng xung nhịp của VGA để đáp ứng nhu cầu và những mong đợi của người dùng. Vậy có gì trong thẻ đồ họa được ép xung mà nó chiếm ưu thế như vậy?

cài đặt ép xung trên card đồ họa

Các yếu tố khác nhau giữa Card đồ họa OC và NON OC

Kích thước/hình thức

Các thẻ đồ họa không ép xung thường có kích thước nhỏ hơn và gọn hơn so với dòng card đồ họa được ép xung. Sự khác biệt này là do đồ họa OC yêu cầu bộ làm mát phải mạnh mẽ và nhiều thành phần hơn để khi ép xung nhiệt độ của GPU hay hệ thống vẫn ổn định.  Ngoài ra thiết kế của các card đồ họa OC trông sẽ đẹp mắt hơn và chắc chắn trọng lượng sẽ nặng hơn so với người họ hàng không ép xung của nó.

Tốc độ xung nhịp

Những loại card đồ họa NON OC sẽ chạy trên các xung nhịp được mặc định bởi nhà sản xuất của nó khi phát hành. Trong khi các card đồ họa OC chạy trên tốc độ bộ nhớ và GPU cao hơn để đẩy năng suất vượt mức khả năng thông thường của nó. Một số card đồ họa được ép xung chỉ có xung nhịp cao hơn nhưng một số cũng có thể có tốc độ bộ nhớ cao hơn. Khả năng ép xung trong card đồ họa dựa trên kiểu GPU và khả năng làm mát của nó. Từ đó làm cho tiềm năng ép xung của GPU cao hơn so với những GPU khác.

Bộ làm mát

Các card đồ họa thông thường sẽ đi kèm với thiết kế quạt GPU đơn giản chỉ có một quạt hỗ trợ. Mặt khác một card đồ họa OC thường ki kèm với quạt kép hoặc 3 quạt kết hợp một bộ tản nhiệt được trang bị ống dẫn nhiệt bằng đồng để tản nhiệt tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong quá trình ép xung. Để nâng cao hiệu quả làm mát hơn nữa, người dùng có thể kết hợp các tản nhiệt bằng chất lỏng có bộ điều khiển tùy chỉnh để nâng tầm cho hệ thống của bạn luôn được ép xung trong tình trạng mát mẻ.

Hiệu suất tổng thể

Rõ ràng một điều ai cũng công nhận, các card đồ họa ép xung luôn có hiệu suất mạnh mẽ và hoạt động tốt hơn, nhất là trong các trò chơi. Hiệu suất của card đồ họa OC so với card không OC sẽ khác nhau tùy thuộc lượng ép xung và sức mạnh của GPU. Mức hiệu suất này có thể đạt từ 5% đến 15% nếu cùng chạy ở cùng một tốc độ.

Điện năng tiêu thụ

Vì ép xung là công việc cần tiêu tốn nhiều năng lượng nên card đồ họa OC cũng tiêu thụ điện năng cao hơn so với các card thông thường. Ngoài ra một card đồ họa OC có thể đi kèm với các đầu nối nguồn PCl-E 6 chân hoặc 8 chân. Nên ở đây lưu ý nên sử dụng các bộ nguồn có công suất lớn để đảm bảo hoạt động của hệ thống được trơn tru hơn.

Giá thành

Các card đồ họa OC thường có giá khá đắt sao với dòng card đồ họa thường, vì có nhiều thành phần, kích thước và một bộ làm mát được thiết kế mạnh mẽ hơn hẳn. Nếu nó là một card đồ họa cao cấp với LED RGB kèm theo bộ làm mát cao cấp thì bạn nên chuẩn bị một ngân sách nhiều hơn so với các card đồ họa NON-OC tiêu chuẩn. Tại Kha Đào Computer có các sản phẩm card đồ dành riêng cho người dùng yêu thích hoạt động ép xung như GIGABYTE GeForce RTX 2080 SUPER GAMING OC 8G GDDR6 với giá khoảng 22 triệu; MSI RTX 2080 SUPER VENTUS OC 8GB GDDR6 với giá gần 20 triệu,…

Lợi ích nhận được từ card OC

Về cơ bản khi ép xung GPU sẽ làm tăng hiệu suất của nó lên bằng cách tăng tốc độ hoạt động của bộ xử lý đồ họa. Tất cả các GPU đều được thiết lập để chạy ở một tốc độ nhất định được gọi là xung nhịp cơ bản, nhưng các thẻ khác nhau thường có tiềm năng vượt qua tốc độ do nhà sản xuất thiết lập. Bạn ép xung GPU của mình càng cao, bạn càng nhận được nhiều sức mạnh xử lý - điều này chuyển thành kết xuất nhanh hơn cho các tệp đa phương tiện và các trò chơi chạy mượt mà hơn. 

Và tất nhiên để đạt được hiệu quả ép xung tốt nhất bạn phải kết với các linh kiện trong bản dựng cho phù hợp. Nói về tản nhiệt, bạn nên đầu tư bộ tản nhiệt có năng suất làm mát cao, tốt nhất là các tản nhiệt bằng chất lỏng để trong quá trình ép xung hệ thống sẽ không bị đẩy lên ở nhiệt độ quá cao. Bên cạnh đó sắm ngay bộ nguồn công suất cao để chịu được điện năng trong suốt quá trình ép xung diễn ra.

So sánh giữa ZOTAC GeForce GTX 1060 Mini (VGA NON-OC) và ZOTAC GeForce GTX 1060 AMP! Edition + (VGA OC)

So sánh giữa ZOTAC GeForce GTX 1060 Mini (VGA NON-OC) và ZOTAC GeForce GTX 1060 AMP! Edition + (VGA OC)

Khi nào nên đầu tư vào Card đồ họa OC?

Thực sự mà nói thẻ đồ họa OC này tiêu tốn cho ngân sách của người dùng khá nhiều, và nếu không phải là một người chuyên nghiệp bạn dễ dàng bị các rủi ro trong quá trình ép xung, các linh kiện dễ bị hỏng khi nhiệt độ tăng quá mức và ngốn rất nhiều điện năng.

Nếu bạn là những người làm việc trong các dự án lớn hay nghiên cứu chuyên nghiệp, quá trình tính toán phải mất nhiều thời gian để thực hiện, cần gấp các kết quả để thực hiện công việc thì có thể sử dụng đến hoạt động ép xung này. Hay bạn là những tay game thủ chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa có khả năng nâng cấp các linh kiện để có hiệu suất tốt hơn thì ép xung GPU là sự lựa chọn ít tốn kém nhất nhưng vẫn có thể nâng cao sức mạnh của hệ thống chơi game.

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi ép xung GPU bạn nên sử dụng công cụ ép xung MSI Afterburner - nó dễ sử dụng, bao gồm giao diện có thể thay đổi nếu bạn muốn kết hợp mọi thứ và nó được cập nhật liên tục để tương thích các GPU mới nhất.

Tới đây người dùng đã có sự hình dung rõ ràng nhất về card đồ họa OC và khi nào nên nâng cấp chúng. Để cập nhập các thông tin về phần cứng và PC, hãy theo dõi Kha Đào qua website khadao.vn để đọc các thông tin phần cứng và linh kiện máy tính. Đọc các bìa viết khác cùng chuyên mục tại đây.

Tin tức mới