6 Tiêu chí khiến SSD là sự lựa chọn không thể chối từ
Khi thêm một ổ đĩa vào dàn máy PC bạn có khả năng nâng cấp và tăng tốc cho hệ thống của mình. Và để thực hiện điều đó ổ cứng SSD chính là thiết bị bạn đang tìm kiếm. Hãy để chúng tôi đưa ra một vài gợi ý khiến bạn có cái nhìn sáng suốt khi lựa chọn SSD.
Kích thước nhỏ gọn
Đầu tiên nhìn về hình thức bên ngoài, hầu như các loại ổ cứng SSD đều có kích thước nhỏ gọn, nằm gọn trong lòng bàn tay. Nếu so sánh với các ổ cứng truyền thống thì kích thước và trọng lượng của ổ SSD nhẹ hơn so với ổ HDD nên sẽ phù hợp với các máy tính có kích cỡ nhỏ gọn.
Tuổi thọ trung bình cao
Tuổi thọ tiêu chuẩn của SSD là tổng lượng terabyte dữ liệu có thể ghi, và lượng dữ liệu có thể được ghi vào ổ cứng trong một khoảng thời gian nhất định được nhà sản xuất sử dụng để người dùng có thể đánh giá độ tin cậy của SSD. Thông thường nó phụ thuộc vào các ứng dụng mà nó đang được sử dụng, SSD được thiết kế để dễ dàng thay thế khi gặp vấn đề gì xảy ra.
Ví dụ: một ổ SSD SATA 2,5 ” có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ nó được người dùng sử dụng trong các ứng dụng cường độ thấp, nhưng có thể chỉ tồn tại vài tuần trong ứng dụng ghi dữ liệu cường độ cao.
Trong môi trường làm việc với tần suất cao yêu cầu tốc độ đọc nhanh, SSD sẽ có tuổi thọ cao hơn HDD, nhưng thường bị lỗi vặt hơn. Ngoài ra còn có các loại bộ nhớ flash NAND khác nhau, từ loại đơn cấp (SLC) có độ tin cậy và chi phí cao nhất đến loại cao cấp NAND có chi phí và độ tin cậy thấp nhất. Điều quan trọng là chọn SSD phù hợp với ứng dụng.
Tốc độ đọc/ghi và hiệu suất nhanh nhạy
Đây là lúc ổ SSD tỏa sáng, một PC được trang bị SSD sẽ khởi động trong vòng chưa đầy một phút, thường chỉ trong vài giây. Một ổ cứng thông thường cần thời gian để tăng tốc để lên đến các thông số hoạt động và nó sẽ tiếp tục chậm hơn SSD trong quá trình sử dụng bình thường. Cho dù bạn đang sử dụng máy tính của mình để giải trí, học tập hay công việc, tốc độ tăng thêm có thể là sự khác biệt giữa SSD so với các loại ổ cứng khác, điển hình là HDD. Ngoài ra SSD cung cấp hiệu suất tốt hơn và / hoặc sử dụng năng lượng thấp hơn so với HDD trong hệ thống máy tính hiện có.
Khi cùng thực hiện một thao tác đọc / ghi tuần tự : sao chép và di chuyển các tệp lớn (chẳng hạn như phim) là nơi có sự khác biệt rõ ràng nhất. Trên các ổ cứng HDD cũ, quá trình sao chép mất 30-150 MB / giây (MB / s), trong khi đó với hành động tương tự diễn ra khoảng 500 MB / giây trên SSD thông thường hoặc thậm chí 3.000-3.500 MB / s trên SSD NVME mới. Trong ví dụ này, việc sao chép một bộ phim 20 GB hoàn tất trong vòng chưa đầy 10 giây bằng SSD, trong khi đĩa cứng sẽ cần ít nhất hai phút.
Nhiều chuẩn kết nối để lựa chọn
Có 3 chuẩn kết nối Sata, M.2 và NVMe thông dụng hiện để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Về chuẩn Sata và M.2 sẽ sở hữu tốc độ ngang nhau và chỉ khác nhau về số ổ sắm. Trong 3 loại trên, nhanh và có nhiều kết nối hơn chính là NVMe, cao hơn khoảng 6,3 - 6,5 lần so với SSD SATA và cao gấp 22 – 25 lần ổ cứng truyền thống và vì thế giá của SSD sở hữu chuẩn kết nối này cũng chát hơn một tí.
Công nghệ lưu trữ flash ngày càng phát triển
Bạn có thể sẽ tò mò về các công nghệ hỗ trợ SSD để nó có thể vượt mặt các ổ đĩa khác, có nhiều công nghệ flash được tích hợp trong SDD trong suốt quá trình phát triển của nó.
-Bộ nhớ flash Single-Level Cell (SLC): được ra đời đầu tiên và sử dụng phổ biến trong nhiều năm, nó chỉ lưu trữ 1 bit dữ liệu trên mỗi ô. Ưu điểm vượt trội là nó cực kỳ nhanh nhạy và được người dùng tin tưởng trong một thời gian dài. Tuy nhiên sau này công nghệ ngày càng phát triển, SLC được thay thế bởi nhiều công nghệ mới với mức giá rẻ hơn bộ nhớ flash SLC.
-Multi-Layer Cell (MLC): ra đời sau SLC trong nhiều năm được nhiều người dùng lựa chọn vì khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu và mức giá tốt hơn hẳn mặc dù nó có vẻ chậm hơn so với SLC. Ngày nay MLC đã được thay thế bằng những công nghệ xuất hiện sau đó như TLC hay nghệ lưu trữ NAND.
-Triple-Level Cell (TLC): hiện đang làm bá chủ trong bộ nhớ lưu trữ của SSD, mặc dù TLC vẫn chậm hơn MLC nhưng nó cho phép các ổ đĩa rộng rãi, giá cả phải chăng. Hầu hết các ổ đĩa TLC cũng sử dụng một số loại công nghệ bộ nhớ đệm, vì TLC nếu không có bộ đệm thường không nhanh hơn đáng kể so với ổ cứng.
-Quad-Level Cell (QLC) ra đời đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng lưu trữ. Và nó sẽ dẫn đến các ổ đĩa rẻ hơn và rộng rãi hơn nhờ sự gia tăng mật độ. Nhưng điều này thường đi kèm với xếp hạng độ bền thấp hơn cũng như tốc độ ghi duy trì chậm hơn khi bộ nhớ cache của ổ đĩa đầy.
Nhiều chức năng hỗ trợ
Hầu hết nhiều ổ cứng SSD trên thị trường đều hỗ trợ chức năng ecc, bộ nhớ này cung cấp cho SSD của bạn khả năng phát hiện và sửa các lỗi dữ liệu phổ biến để bạn không gặp phải tình trạng dữ liệu không sử dụng hay không lấy lại được trên ổ đĩa của mình. SSD với bộ nhớ ECC đáng tin cậy hơn so với HDD bạn sẽ bị mất tất cả dữ liệu khi gặp vấn đề. Ngoài ra có một số ổ cứng SSD thiết kế hỗ trợ led RGB rực rỡ và mang lại hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời. Hay có thể hòa hợp với các nền tảng chơi game chuyên nghiệp. Bên cạnh đó nếu bạn “chịu chơi” có thể sắm ổ cứng với nhiều chức năng hỗ trợ đa dạng như khả năng chống nóng, chống sốc và rung, tiết kiệm năng lượng,….tất cả đều có mặt trong một sản phẩm.
Một vài gợi ý trên đây sẽ lý giải tại sao bạn nên sắm ngay cho mình con SSD trong dàn PC để có thể tận dụng khả năng tốt nhất mà nó sở hữu. Để biết các thông tin khác về ổ cứng SSD và nhiều linh kiện máy tính khác liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0326.261.094 để được Kha Đào giải đáp bạn thắc mắc hoặc truy cập khadao.vn để xem thêm nhiều sản phẩm khác.