AMD và NVIDIA: Đâu là thương hiệu sản xuất GPU “nắm trùm” hiện nay

AMD và NVIDIA: Đâu là thương hiệu sản xuất GPU “nắm trùm” hiện nay

16:45 - 04/11/2020

Các nhà sản xuất GPU được nhiều người dùng biết đến hiện nay nhất gọi tên hai “ông lớn” AMD và NVIDIA. Có một điều luôn luôn đúng trong cuộc chiến card đồ họa tốt nhất trên thị trường giữa AMD và NVIDIA là trận đấu sẽ không bao giờ có hồi kết.

Trong khoảng thời gian gần đây, thị trường card đồ họa sôi động hơn bao giờ hết. Khi cả hai lần lượt ra mắt và so kè ở những dòng GPU mới nhất khi Nvidia mới ra mắt dòng card đồ họa Ampere và AMD cũng tung đòn đáp trả lại với dòng Big Navi Radeon RX 6000, cuộc chiến đồ họa chưa bao giờ nóng hơn. Sự tranh đấu quyết liệt đã xảy ra qua bao đời GPU từ khi thành lập. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi liệu ai đang ở cán cân nhỉnh hơn và được nhiều người dùng yêu thích hơn chưa?

GPU AMD và NVIDIA

1.Giới thiệu về hai ông lớn lâu đời: AMD và NVIDIA

Lịch sử GPU của hai ông lớn bắt từ rất lâu, AMD (Advanced Micro Devices) ra đời từ năm 1969, đến nay đã gần 50 năm. Có trụ sở tại Santa Clara, California, công ty bắt đầu sản xuất vi mạch, thường cho các nhà cung cấp khác. Trong những năm qua, AMD đã mua lại các công ty khác và bán bớt một phần hoạt động kinh doanh của mình. Hai thương vụ quan trọng đặt nền móng cho GPU của AMD chính là việc mua lại ATI Technologies vào năm 2006, trở thành bộ phận GPU của AMD và bán bộ phận đúc sản xuất vào năm 2008 cho GlobalFoundries. Đây là AMD mà hầu hết mọi người đều quen thuộc ngày nay, một công ty thiết kế cả CPU và GPU, và có những bộ phận đó được sản xuất tại một trong số những nơi — TSMC, GlobalFoundries hoặc Samsung. Các sản phẩm chính của AMD ngày nay được bán dưới nhãn hiệu Ryzen (CPU) và Radeon (GPU) được nhiều người dùng biết đến nhất.

Nvidia có lịch sử phát triển ngắn hơn nhưng không vì thế mà nó thất thế. Được thành lập vào năm 1993 và dựa trên Santa Clara, Nvidia tập trung vào đồ họa ngay từ đầu. Sản phẩm chính đầu tiên của hãng là Riva TNT vào năm 1998, tiếp theo là TNT2 vào cuối năm đó. Đây được cho là những giải pháp đồ họa 2D và 3D tất cả trong một thành công nhất cho đến thời điểm đó. GeForce 256 vào năm 1999 đã trở thành GPU (Bộ xử lý đồ họa) đầu tiên nhờ vào việc hỗ trợ phần cứng cho các tính toán T&L (Biến đổi và Chiếu sáng). Những card đồ họa thương hiệu GeForce của Nvidia đã tồn tại gần 20 năm và hiện nay xét về tài chính, Nvidia có giá trị gần gấp đôi AMD và một phần lớn tài nguyên của AMD cũng được dành cho CPU.

GeForce NVIDIA và Radeon AMD

Trong rất nhiều trận chiến về lịch sử hầu như AMD luôn đi theo và có vẻ yếu thế hơn Nvidia trong một số thời điểm, nhưng đấy chỉ là thời điểm và đó không phải là kết thúc cho cuộc chiến. Có thể bạn chiến thắng ngày hôm nay nhưng trong tương lai đối thủ có thể sẽ vượt mặt bạn bất cứ khi nào.

2.Những yếu tố đánh giá sức mạnh của thương hiệu

card đồ họa của AMD và NVIDIA

2.1 Hiệu suất và giá cả

Đương nhiên khi thảo luận về GPU chúng ta phải nói đến một yếu tố rất quan trọng chính là hiệu suất. Hiện nay Nvidia là thương hiệu tạo ra nhiều card đồ họa mạnh hơn AMD và thậm chí nó gần như không có đối thủ. Để dễ dàng hình dung chúng ta sẽ đi qua từng phân khúc của GPU.

Giá rẻ

AMD đã từng chiếm ưu thế trong lĩnh vực này, vì GPU ngân sách của họ gần như luôn hoạt động tốt hơn Nvidia trong cùng một mức giá. Nhưng sau đó Nvidia đã có những cải tiến khi xuất hiện GTX 1660 có những điểm vượt mặt RX 5500 XT trong phạm vi giá khoảng 5 triệu. Trong khi RX 5500 XT cung cấp tốc độ xung nhịp cơ bản tốt hơn ở 1685MHz so với 1530MHz của GTX 1660, Nvidia đã khéo léo sử dụng điều này để làm lợi thế của họ và cung cấp tốc độ tăng tốt hơn ở 1785MHz, cao hơn tốc độ trò chơi của AMD, ở 1737MHz. Một điểm cao tay hơn nữa là Nvidia đã tung ra biến thể của RTX 1660 là RTX 1660 Ti đánh bại mọi mặt của RX 5500XT với giá chỉnh hơn chút xíu.

Tầm trung

Ở phân khúc này, sự cạnh tranh đẩy lên cao trào khi các mẫu Navi mạnh mẽ hơn của AMD có thể chống lại cả card GTX và RTX mà Nvidia đang cung cấp vào lúc này. RX 5600XT đã hoạt động tốt hơn GTX 1660 Ti ở cùng mức giá hơn 6.5 triệu. Trong khi vẫn theo kịp RTX 2060 ban đầu ( 8 triệu), mặc dù RTX 2060 Super (khoảng 9 triệu) được nâng cấp có ưu thế hơn. Và khi kiến trúc Ampere được ra mắt, sự xuất hiện mới nhất của RTX 3070 được Nvidia định giá trong phân khúc tầm trung dự kiến sẽ trở thành thủ lĩnh trong tầm giá này khi hội tụ cả hai yếu tố giá cả phải chăng và sở hữu công nghệ mới nhất cùng hiệu suất ấn tượng. Liệu các dòng sản phẩm của Big Navi sẽ đánh bại được RTX 3070, hãy chờ đợi đến ngày AMD đáp trả lại Nvidia.

Cao cấp

Có vẻ mọi chuyện đã trở nên phức tạp hơn, trước khi Ampere và Big Navi ra mắt. Nvidia dường như đã dẫn đầu trong phân khúc này khi AMD không thực sự cung cấp các sản phẩm chất lượng cao để so kè với Nvidia RTX 2080 Ti-GPU thuộc kiến trúc Turing mạnh mẽ nhất đứng đầu trong phân khúc cao cấp. Nó đã vượt qua các RX Radeon RDNA của AMD một cách dễ dàng. Hay RTX RTX 2070 Super, RTX 2080 Super đều thuộc áp chủ bài để thống trị thị trường cao cấp.

Tuy nhiên, có một số thay đổi lớn sắp tới.

Trận chiến vẫn tiếp tục sau khi hai ông lớn lần lượt cho xuất xưởng các GPU mạnh mẽ nhất trước đến nay. Và Nvidia chắc sẽ phải tiếp tục phát triển để không bị AMD vượt mặt khi dòng sản phẩm GPU RX 6000 sắp tới của AMD sẽ bao gồm cái gọi là “ Big Navi ”, RX 6900 XT cuối cùng sẽ san bằng sân chơi ở phân khúc cao cấp. Thế giới công nghệ ngày càng phát triển, và AMD đã công bố sự cạnh tranh cho các GPU tốt nhất của Nvidia, tạo tiền đề cho trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra.

Nhưng có một điều chắc chắn Nvidia với nhiều sản phẩm trong cùng một phân khúc sẽ tạo ra được đa dạng đối với sự lựa chọn cho người dùng ở mọi tầng lớp.

Về mức tiêu thụ năng lượng và hiệu quả, từ trước đến nay sự cạnh tranh giữa AMD và Nvidia về hiệu quả sử dụng năng lượng của GPU đã nghiêng hẳn về Nvidia. Nhưng AMD đã thay đổi với Big Navi khi sử dụng chip được xây dựng bằng quy trình FinFET 7nm của TSMC và một kiến ​​trúc mới mang lại hiệu suất tốt hơn 50% trên mỗi watt, nó có thể thu hẹp khoảng cách. Nhưng xét về tổng thể tất cả sản phẩm thì Nvidia vẫn đứng trên AMD.

2.2 Tính năng và công nghệ độc quyền

Ray Tracing-tính năng dò tia trong các trò chơi

Vậy dò tia là gì? Và nó có quan trọng đối với game thủ. Bỏ qua các định nghĩa kỹ thuật, dò tia là một kỹ thuật dựng hình cho phép theo dõi ánh sáng chính xác hơn bằng cách tính đến những thứ như vật liệu vật thể và cách ánh sáng phản chiếu ra khỏi chúng.

tính năng ray tracing

Và Nvidia đã giành được ưu thế khi là người đầu tiên triển khai tính năng này trong GPU của mình. Sau đó khi Big Navi xuất hiện, AMD đã có cơ hội chứng tỏ mình trong lĩnh vực này, nhưng AMD đã không có một công bố cụ thể và chính thức đến với công chúng.

Ray Tracing đã được Nvidia theo đuổi và nghiên cứu từ năm 2000, và giới thiệu nó đến công chúng năm 2018. Động thái này đặc biệt nhấn mạnh sự thống trị của họ trên thị trường GPU và AMD vẫn chưa thể phục hồi từ nó. Mặc dù hứa hẹn về tính năng này của AMD sẽ được hiện thực hóa trong những mẫu card tương lai nhưng vấn đề ở đây thuộc về nhà sáng tạo thị trường rõ ràng Nvidia.

Variable Rate Shading (VRS)-Đổ bóng tỷ lệ thay đổi

VRS là công nghệ lần đầu tiên được Nvidia đưa ra thị trường và đã được sử dụng tốt nhất trong VR. Về cơ bản, nó tính toán khung hình nào trong trường nhìn của bạn sẽ được tô bóng hoàn toàn hoặc thậm chí được hiển thị hoàn toàn. Điều này làm giảm đáng kể tải điện của GPU, chuyển năng lượng bổ sung đó sang những thứ hữu ích hơn.

tính năng đổ bóng

Trước đó, AMD chưa tích hợp công nghệ này vào các GPU của mình, nhưng đến khi kiến trúc RDNA 2 ra mắt có thể họ sẽ đưa thêm vào bộ xử lý đồ họa này, khi họ đã nộp bằng sáng chế cho VRS vào đầu năm 2019.

Deep Learning Super Sampling (DLSS): Siêu lấy mẫu học sâu

Tính năng này được thiết kế như một cách khác để tăng hiệu quả của GPU, sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để tạo ra hình ảnh giống như hình ảnh có độ phân giải cao hơn mà không yêu cầu card đồ họa phải làm việc nhiều hơn. DLSS cũng kết hợp các kỹ thuật làm đẹp truyền thống hơn như khử răng cưa để tạo ra hình ảnh cuối cùng trông giống như được hiển thị ở mức độ chi tiết và độ phân giải cao hơn nhiều mà không làm giảm tốc độ khung hình. Và điều này chỉ có thể làm được nhờ vào các lõi Tensor của Nvidia.

tính năng DLSS

Nếu chúng ta đang nói về công ty nào đã tung ra nhiều tính năng đồ họa mới hơn trong những năm qua, những tính năng thực sự trở thành một phần của hệ sinh thái đồ họa lớn hơn, đó là Nvidia. AMD luôn theo sau những công nghệ, nhưng chờ xem Big Navi có những vũ khí độc quyền nào của AMD không khi chúng chính thức đến tay người dùng?

2.3 VRR - AMD FreeSync so với Nvidia G-Sync

công nghệ hỗ trợ màn hình

Về cốt lõi, cả hai công nghệ này đều hoạt động bằng cách sử dụng phần cứng để đảm bảo tốc độ làm tươi màn hình luôn giống với tốc độ khung hình. Vì vậy cả hai không bao giờ có thể bị mất đồng bộ bất kể tốc độ khung hình có thể khác nhau đến mức nào , do đó loại bỏ hiện tượng xé màn hình mà không bị giật hình hoặc lag đầu vào.

Tuy nhiên sẽ có một vài điểm khác biệt, màn hình Nvidia G-Sync có giá cao hơn vì Nvidia kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn và tất cả màn hình đều phải đáp ứng các yêu cầu của họ trước khi được phê duyệt và không thông qua một bên thứ ba nào. AMd phổ biến hơn vì họ không đòi hỏi quá khắc khe về phí sử dụng công nghệ, nhưng có thể gặp một số vấn đề khi màn hình hoạt động.

công nghệ hỗ trợ màn hình của Nvidia

Về tính tương thích, trước đây FreeSync chỉ tương thích với GPU AMD và G-Sync chỉ tương thích với GPU Nvidia. Bây giờ, tình hình đã khác một chút,  một số màn hình Freesync có thể tương thích với G-Sync. Trong khi đó, mặc dù màn hình G-Sync không thể được sử dụng với GPU AMD trước đây, nhưng điều này cũng sắp thay đổi. FreeSync rõ ràng là một lựa chọn hợp túi tiền, trong khi G-Sync là công nghệ cao cấp. Bản chất độc quyền của G-Sync vẫn khiến nó trở nên khá đắt đỏ, nhưng Nvidia đang dần chuyển sang một cách tiếp cận dễ chịu hơn, vì vậy ai mà biết được điều gì có thể xảy ra tiếp theo.

2.4 Công nghệ đa GPU

Nếu bạn đã từng thắc mắc về cách hoạt động của các thiết lập đa GPU, thì có lẽ bạn đã gặp các thuật ngữ CrossFire và SLI. Những công nghệ này cho phép hai hoặc nhiều GPU hoạt động đồng thời và chúng được AMD và Nvidia phát triển tương ứng. Nhìn bề ngoài, AMD CrossFireNvidia SLI là công nghệ giống nhau ngoại trừ việc chúng hoạt động cho từng dòng GPU của công ty. Khi xem xét kỹ lưỡng các chi tiết cụ thể, hai công nghệ bắt đầu khác nhau.

Đầu tiên và quan trọng nhất, CrossFire tương thích với các GPU từ cùng một thế hệ kiến ​​trúc; nếu không, hiệu suất sẽ không đạt tốt nhất. Mặt khác, SLI chạy một tập hợp các điều kiện tiên quyết chặt chẽ hơn, bao gồm nhu cầu về hai bộ xử lý đồ họa giống nhau (tốc độ đồng hồ có thể khác nhau để cho phép ép xung), không nhất thiết phải từ cùng một nhà sản xuất.

Ví dụ: với CrossFire, bạn có thể ghép nối AMD Radeon RX 580 với RX 570 mà không gặp bất kỳ sự cố nào, trong khi với SLI, bạn sẽ cần phải có hai thẻ Nvidia GeForce GTX 1080.

AMD cung cấp nhiều tính năng linh hoạt hơn nhưng lại kém sự nhất quán còn Nvidia hạn chế khả năng tương thích để đảm bảo tính nhất quán. Mỗi công nghệ đều có khả năng riêng và tập trung vào các nhu cầu khác nhau.

2.5 Trình điều khiển và Phần mềm

Một phần cứng tốt đòi hỏi phần mềm tốt, trình điều khiển là các chương trình kiểm soát cách một thiết bị nhất định (như GPU) giao tiếp với CPU. Nó cho phép phần mềm sử dụng phần cứng mà nó kiểm soát với khả năng tốt nhất của nó. Dòng RX 5000 của AMD đã thất bại thảm hại khi khởi chạy với một số vấn đề về trình điều khiển, tạo ra màn hình đen và treo máy. Thật không may, sự cố này vẫn tồn tại mặc dù các trình điều khiển mới hơn liên tục cố gắng khắc phục nó. Các vấn đề của Nvidia cũng rắc rối không kém, vì chúng thường nhẹ hơn và do đó khó xác định chính xác hơn.

công nghệ trình điều khiển của AMD

AMD đang cải thiện các tính năng này của họ để đơn giản hóa mọi thứ, nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian để khắc phục. Ngược lại, Nvidia bao gồm hai ứng dụng đa dạng để kiểm soát phần cứng của họ. Bảng điều khiển Nvidia của họ cho phép cấu hình như cài đặt 3D hoặc độ phân giải màn hình và GeForce Experience xử lý tối ưu hóa trò chơi, cập nhật trình điều khiển và các tính năng bổ sung, nhưng bạn phải đăng nhập và làm một số thao tác để thay đổi cài đặt. Về khía cạnh đơn giản trong thao tác thì AMD có vẻ nhỉnh hơn Nvidia.

Mỗi thương hiệu đều có những điểm mạnh và khả năng riêng biệt, vậy ai sẽ dẫn đầu trong cuộc bình chọn này?

3.Cuối cùng, ai sẽ thống trị trong lĩnh vực GPU?

người thống lĩnh trong sản xuất GPU

Tất cả mọi thứ được xem xét, công ty nào hiện đang cung cấp GPU tốt hơn, Nvidia hay AMD?

Nếu xét thời điểm hiện tại, Nvidia tiếp tục thống trị. Có những khía cạnh khác của GPU như siêu máy tính, trung tâm dữ liệu và phần cứng học sâu, nơi mà Nvidia lại chiến thắng. Sau đó là thị trường chuyên nghiệp, nơi thẻ Nvidia Quadro chiếm phần lớn được người dùng lựa chọn. AMD có thể đã dẫn đầu trong cuộc đua CPU so với Intel, nhưng nó vẫn còn một cuộc chiến khó khăn trong cuộc chiến GPU vì các công nghệ luôn đi sau Nvidia.

Mỗi công ty đang cố gắng hết sức để theo kịp công nghệ của bên kia và điều đó tốt cho người dùng. Về cơ bản, họ đang đấu tranh vì lợi ích và tối ưu ngân sách mang đến cho khách hàng, bên cạnh đó học hỏi từ những sai lầm của nhau. Cạnh tranh chắc chắn tốt hơn nhiều cho sự phát triển của thương hiệu. Hãy đợi trong tương lai, AMD liệu có thể vượt qua cái bóng khá lớn của Nvidia để vươn lên dẫn đầu không nhé!

Kha Đào luôn mang đến những thông tin hot và nóng nhất về làng công nghệ phần cứng trên thế giới, để tìm đọc các bài viết liên quan đến linh kiện máy tính, công nghệ phần cứng hay cách build PC truy cập vào khadao.vn.

Showroom : 212/3 Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp, Tp.HCM

HOTLINE : 0326 261 094 - 0348 261 094

Kỹ Thuật : 0342.261094

CSKH : 0375 189 209

Tin tức mới